Bạn hiện là bà mẹ đang cho con bú và có dấu hiệu có thai? Và đang phân vân việc đang cho con bú dùng que thử thai có chính xác không? Hãy tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
Có thể mang thai khi đang cho con bú không?
Câu trả lời là CÓ nhé. Theo các chuyên gia thì trong thời gian cho con bú sẽ làm giảm khả năng thụ thai nhưng vẫn có thể dính bầu nhé. Đặc biệt là khi bạn không có các biện pháp phòng tránh an toàn.

Sau sinh, cơ thể bạn cần có một khoảng thời gian nhất định để chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại. Tuy nhiên, sự rụng trứng trong lần đầu tiên có thể xảy ra trước khi có kinh nên mẹ vẫn có thể dính bầu dù chưa thấy kinh nguyệt trở lại.
Tình trạng có thai trong thời kỳ đang cho con bú được các chuyên gia giải thích như sau: Thời kỳ mang thai và sau khi sinh con phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt. Lúc này trứng không rụng nên sẽ không thể thụ thai. Nhưng sau khi sinh 2-3 tháng, cơ thể người phụ nữ đã có những thay đổi, trứng sẽ rụng trước khi người phụ nữ có kinh nguyệt trở lại. Vì vậy, nếu có phát sinh quan hệ trong thời điểm này thì khả năng mang thai là rất cao.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh trở lại sau khoảng 4-6 tháng hoặc 1 năm. Và với những người phụ nữ không cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh trở lại sớm, khoảng 6 – 10 tuần.
Khi đang cho con bú dùng que thử thai có chính xác không?

Thời kỳ hậu sản là thời kỳ từ lúc đẻ đến 42 ngày sau đó. Thời điểm này, tử cung sẽ co trở về trạng thái bình thường và sản phụ sẽ sản dịch. Hết thời kỳ hậu sản này nếu có quan hệ tình dục thì mới có thể có thai.
Trường hợp thử que hai vạch mà đi siêu âm không có thai có thể là do beta Hcg còn lại của kỳ thai trước. Thường sau đẻ 1-2 tháng lượng beta Hcg mới hết và lúc này mới cho kết quả có thai hay không.
Đang cho con bú có thai phải làm sao?
Đối với những ai chủ động có kế hoạch mang thai thì không sao nhưng với những ai mang thai trộm thường sẽ lo lắng không biết mình nên làm gì, lo lắng đủ thứ.
Bởi, theo nghiên cứu của chuyên gia thì việc sinh em bé thứ 2 dưới 2 năm thì nguy cơ ốm đau, bệnh tật và tử vong của thai nhi sẽ sẽ cao hơn. Thêm vào đó, việc sinh con sớm trước 2 năm cũng gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái, nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng hồi phục cơ thể của người mẹ. Các chuyên gia khuyên rằng, nên mang thai lần tiếp theo khoảng 3 năm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Còn trong trường hợp lỡ mang thai trộm trong thời kỳ dưới 2 năm hoặc đang trong thời kỳ cho con bú sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Cụ thể:
Cơ thể tiết ra nhiều Hormone Oxytoxin gây co bóp tử cung.
Điều này do động tác mút vú của trẻ gây nên, nó có thể khiến em bé trong bụng gặp nhiều nguy hiểm.
Nếu bạn gặp các tình trạng như dọa sảy thai, ra máu, tiền sử sinh non, thai đôi,… thì nên cai sữa sớm cho bé nhà bạn để bảo vệ cho em bé trong bụng. Hoặc nếu gặp các trường hợp khác bạn nên cho con dừng bú ngay lập tức.
Nếu cai sữa, mẹ nên cắt giảm từ từ cho bé lớn nhà bạn để cho bé làm quen với sự thiếu vắng sữa mẹ. Đồng thời, cách này cũng hạn chế được sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người mẹ.
Thay đổi của cơ thể khi mang thai
Các bà mẹ có thể gặp các tình trạng thay đổi của cơ thể như cảm giác đau đầu vú, nghén khi mang thai,….Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ sản khoa để nhận được lời khuyên giúp bạn có được chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm bớt triệu chứng trên.

Dinh dưỡng tăng cường hơn cho mẹ bầu
Nếu quyết định tiếp tục cho con bú khi mang thai. Mẹ cần tăng cao nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể để vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, cho con bú vừa cho cả chính mình.
Mẹ cần tăng cường chất lượng bữa ăn, bổ sung thêm các dưỡng chất từ thuốc bổ, các dưỡng chất chủ yếu như: DHA, EPA, sắt, canxi, acid folic, I-ốt, Mg, kẽm…
Hãy đảm bảo rằng thai nhi, bé lớn và cơ thể người mẹ luôn có đủ dưỡng chất cần thiết.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ những thông tin cần thiết về vấn đề đang cho con bú dùng que thử thai có chính xác không và vấn đề mang thai trong thời kỳ cho con bú. Chúc bạn thuận lợi trong suốt thời kỳ mang thai bé thứ hai nhé!
Discussion about this post