Rất nhiều người hiện nay ai chưa hiểu rõ về khái niệm hợp đồng khoán việc là như thế nào? hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không? Hơn nữa ra nhiều người còn băn khoăn không biết thẩm quyền sẽ ký hợp đồng giao khoán nhân công cho công ty như thế nào và người ký hợp đồng giao khoán không may tử vong thì thanh lý hợp đồng sẽ giải quyết ra sao.
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho các bạn bạn đặc biệt là câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không. Hi vọng bạn sẽ có những thông tin mình cần ăn và hiểu rõ hơn về hợp đồng khoán việc.
Tổng quan về hợp đồng khoán việc

Trong thời đại hiện nay sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động ngày càng nhiều. Do đó mà quan hệ lao động ảnh cũng được giao kết dưới nhiều hình thức hợp đồng khác nhau. Ngoài ra ra hợp đồng lao động ảnh còn có thể giao kết hợp đồng khoán việc.
Vậy làm thế nào để biết được hợp đồng khoán việc và quyền lợi của chúng đối với người lao động ký hợp đồng khoán việc? để giải đáp những băn khoăn này trong phạm vi của bài viết Chúng tôi sẽ đề cập đến khái niệm hợp đồng khoán việc và cách xác định ảnh có phải đóng bảo hiểm xã hội không đối với người thực hiện hợp đồng khoán việc theo quy định của pháp luật hiện nay.
Khái niệm hợp đồng khoán việc
Trong các bộ luật hiện hành hàng của nhà nước Việt Nam Nam xã hội chủ nghĩa bao gồm Bộ luật Lao động năm 2019 không có quy định cụ thể liên quan đến khái niệm hợp đồng khoán việc hay hợp đồng giao khoán công việc.
Tuy nhiên khái niệm về hợp đồng khoán việc được đề cập trong một số văn bản in chuyên ngành như Nghị định 37 được ban hành năm 2015. Trong nghị định đó Chính phủ đã đề cập đến hợp đồng giao khoán nội bộ.Quyết định 48 năm 2006 và thông tư 200 năm 2014 cũng có đề cập đến hợp đồng giao khoán. Trên cơ sở quy định về loại hợp đồng này cũng như dựa trên khái niệm chung về hợp đồng được quy định tại điều 385 bộ luật dân sự 2015 có thể để hiểu khái quát như sau:
Hợp đồng khoán việc hay hợp đồng giao khoán công việc là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên quán việc với nội dung công việc. Dựa theo đó bên nhận khoán sẽ có nhiệm vụ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu trong hợp đồng em bàn giao lại kết quả công việc cho bên khoán.
Sau đó bên khoán việc sẽ kiểm tra và nghiệm thu kết quả công việc. Từ đó làm căn cứ để trả thù lao cũng như thanh toán các khoản cho bên nhận khoán công việc theo nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng từ trước.
Nhìn chung một bản hợp đồng giao khoán công việc thì bên khoán việc chỉ cung cấp công việc và nhận kết quả từ việc thực hiện của người nhận khoán việc dựa vào yêu cầu trong hợp đồng giao khoán và không quan tâm đến việc người nhận khoán có thực hiện công việc đó như thế nào. Bên cạnh đó bên nhận khoán cũng sẽ tự ý thức được công việc mình được giao trong nội dung hợp đồng đồng và tự linh động về mặt thời gian cũng như địa điểm làm việc của mình.
Hợp đồng khoán việc được giao kết với công việc mang tính chất chất ngắn hạn theo thời vụ trong một khoảng thời gian nhất định và ước lượng nội dung công việc 1 cách định lượng. Thông thường người ta thường căn cứ vào tính chất công việc cũng như phạm vi của nó để giao khoán từ đó phân chia hợp đồng khoán việc thành hai loại cơ bản: Hợp đồng khoán việc toàn bộ và hợp đồng khoán việc từng phần.
Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?

Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người băn khoăn nhất khi thực hiện hợp đồng khoán việc.Theo như điều 2 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định rằng đối tượng ảnh sau mới thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ Một tháng trở lên
- Cán bộ công chức viên chức theo quy định của luật cán bộ năm 2008 và luật viên chức năm 2010
- Công nhân quốc phòng công an hoặc làm trong công tác của các tổ chức cơ yếu
- Lực lượng sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp chiến sĩ Hạ sĩ quan phục vụ trong ngành công an quân đội
- Người lao động được quy định trong luật đưa người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài
- Người đứng đầu doanh nghiệp hợp tác xã có chức vụ quản lý doanh nghiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương
- Người hoạt động không chuyên tại xã phường thị trấn
- Công dân nước ngoài có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề giấy phép hành nghề làm việc và lao động trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam
Các bạn hãy căn cứ vào các đối tượng thuộc trường hợp phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để có câu trả lời cho riêng mình. Do vậy khi tham gia hợp đồng khoán việc cả hai đối tượng là người giao khoán việc và người nhận khoán việc đều không phải tham gia bảo bảo hiểm xã hội.
Có thể thấy rằng hợp đồng khoán việc không phải là hợp đồng lao động nên xét về nguyên tắc sẽ không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bài viết trên đã trả lời rõ ràng cho câu hỏi hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn nào hãy để lại bình luận bên dưới. Hi vọng chúng tôi đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không.
Discussion about this post